83 LOẠI CÁCH CỤC SÁT VỚI PHONG THỦY NHÀ Ở – PHẦN III

83 LOẠI CÁCH CỤC SÁT VỚI PHONG THỦY NHÀ Ở – PHẦN III

Huyền Không Sát: “Tòa nhà treo ở không trung”

Sát này có điểm tương tự với Áp đỉnh sát. Nếu tòa nhà có phần lồi ra như treo trong không trung, người sống trong tòa nhà đã phạm phải sát này.

**Nguy hại do hung sát**: Người phạm phải sát này căn cơ không ổn định, muôn sự bất lợi, gia đình và sự nghiệp đều dễ mắc phải tai họa khó lường trước được.

**Phương pháp hóa giải**: Tốt nhất nên hết sức tránh ở trong ngôi nhà “treo trên không” này. Nếu bắt buộc phải ở có thể treo Sơn Hải trấn vào trung tâm của ngôi nhà.

**Ví dụ hình 1**: Tòa nhà này mặc dù treo trên không, nhưng do góc độ treo khá nhỏ, đoạn dưới có chống đỡ, vì thế tính nguy hại là tương đối nhỏ.

**Ví dụ hình 2**: Góc độ treo trên không của tòa nhà này rất lớn, đoạn cuối của nó không có bất kỳ sự chống đỡ nào, vì vậy tính nguy hại khá lớn.

**Ví dụ hình 3**: Mặc dù góc độ treo trên không của tòa nhà này rất lớn, nhưng thể tích phần treo trên không rất nhỏ, vì thế tính nguy hại là tương đối nhỏ.

**Ví dụ hình 4**: Mặc dù ngôi nhà này treo trên không, nhưng cách mặt đất rất gần, vì thế tính nguy hại cũng là tương đối nhỏ.

Yên Thông Sát: “Cửa sổ đối diện với ống khói”

Đối diện nhà có ống khói, đặc biệt là cửa sổ đối diện với ống khói.

**Nguy hại do hung sát**: Phạm phải sát này dễ có các bệnh về hệ hô hấp. Nếu miệng ống khói đối diện với cửa sổ thì tính nguy hại là lớn nhất.

**Phương pháp hóa giải**: Treo một bức tranh sơn thủy hoặc đặt Sơn hải trấn trong phòng khách.

**Ví dụ hình 1**: Ống khói trong hình nằm ở trung tâm của khu dân cư nhỏ này, bị nhiều tòa nhà “bao quanh”, khí đục của nó không thể nào phát tán ra ngoài được, tính nguy hại rất lớn.

**Ví dụ hình 2**: Ống khói này không đối diện với cửa sổ của ngôi nhà phía sau nhưng đối diện với khe hở giữa hai ngôi nhà, vì thế tính nguy hại khá nhỏ.

**Ví dụ hình 3**: Thể tích của ống khói tỷ lệ thuận với tính nguy hại. Khoảng cách của miệng ống khói với ngôi nhà tỷ lệ nghịch với tính nguy hại. Ngôi nhà này đối diện với phần đáy của ống khói, mà thể tích của ống khói rất lớn, vì thế tính nguy hại cũng là rất lớn.

**Ví dụ hình 4**: Cửa sổ này đối diện với miệng ống khói, có thể trực tiếp chịu sự xâm nhập và tấn công của khí đục, tính nguy hại khá lớn.

**Ví dụ hình 5**: Rất nhiều cửa sổ của tòa nhà này đối diện với miệng ống khói, có thể đồng thời chịu sự xâm nhập và tấn công của khí đục.

Tử Giác Sát: “Ngôi nhà nằm ở góc của tòa nhà”

Ngôi nhà nằm ở góc lõm của tòa nhà là đã phạm phải sát này, nếu chỗ lõm này là góc nhọn thì càng hung.

**Nguy hại do hung sát**: Thế vận của chủ nhà suy yếu, công ty làm ăn không thuận lợi.

**Phương pháp hóa giải**: Treo hổ phù bằng gỗ đào đã được khai quang vào cửa sổ đối diện với vị trí ở chỗ lõm này.

**Ví dụ hình 1**: Tử giác sát không những kẹp gió, hơn nữa còn chắn ánh nắng mặt trời, có hại mà không có lợi. Sống ở nơi “góc chết này” cả ngày không nhìn thấy ánh nắng mặt trời, âm khí rất nặng.

**Ví dụ hình 2**: Ngôi nhà ở chỗ ngoặt này mặc dù có thể bị bức tường trước mặt chắn ánh nắng mặt trời, nhưng ở khoảng thời gian nào đó trong ngày vẫn nhận được sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời, vì thế tính nguy hại của nó nhỏ hơn so với ví dụ hình 1.

Cát Cước Sát: “Cửa chính sát với đường cái”

Mặt chính diện của ngôi nhà sát với đường cái, cửa chính cách đường trong vòng 1 mét.

**Nguy hại do hung sát**: Dòng xe, dòng khí trên đường trực tiếp xung thẳng qua trước cửa, giống như dao cắt phải chân, chủ nhà dễ gặp họa thương tật.

**Phương pháp hóa giải**: Đặt Thái sơn thạch cảm đương vào nơi sát với cửa chính.

**Ví dụ hình 1**: Đường trong tranh này mặc dù rất gần cửa nhưng vì không phải là đường chính, vì thế tính nguy hại nhỏ.

**Ví dụ hình 2**: Tính nguy hại của sát này được quyết định bởi hai nhân tố: Khoảng cách và tốc độ xe. Nếu khoảng cách cửa chính với đường càng gần thì tính nguy hại càng lớn, tốc độ xe đi trên đường càng nhanh cũng tỷ lệ thuận với tính nguy hại của sát này.

Phá Mặt Sát: “Tường bên của tòa nhà cao tầng bên cạnh cắt thẳng qua”

Nhà gần với tòa nhà cao tầng, tường của tòa nhà cao tầng cắt thẳng xuống, ngôi nhà bị cắt đã phạm phải sát này.

**Nguy hại do hung sát**: Chủ nhà nhiều bệnh, cơ thể yếu mệt, người nặng nề, có thể mắc bệnh về máu.

**Phương pháp hóa giải**: Treo Hổ phù bằng gỗ đào đã khai quang vào vị trí gần với tòa nhà cao tầng.

**Ví dụ hình 1**: Ngôi nhà ở nơi vòng tròn bị tường bên của tòa nhà trên nó cắt thẳng xuống, như “lưỡi dao cắt thẳng xuống trán”.

**Ví dụ hình 2**: Độ cao của tòa nhà cắt thẳng xuống càng cao thì tính nguy hại càng lớn. Tòa nhà trong hình này khá thấp, vì thế tính nguy hại là tương đối nhỏ.

Phá Liễm Sát: “Đối diện với vật thể kiến trúc có mặt ngoài không bằng phẳng”

Ngôi nhà đối diện với vật thể kiến trúc có mặt ngoài lồi lõm không bằng phẳng.

**Nguy hại do hung sát**: Người phạm phải sát này tinh thần dễ mất tập trung, hoặc mắc các bệnh về tinh thần.

**Phương pháp hóa giải**: Có thể treo gương bát quái bằng gỗ đào lên trên tường ngoài đối diện với tòa nhà này.

**Ví dụ hình 1**: Bên ngoài tòa nhà này có vật lồi ra, giống như trên gương mặt của một người có vết sẹo. Người sống đối diện với tòa nhà này đã phạm phải sát này.

**Ví dụ hình 2**: Ngược lại với hình trên, phần ngoài của tòa nhà này có chỗ lõm vào, giống như trên mặt của một người có chỗ lồi lõm. Người sống đối diện với tòa nhà này cũng đã phạm phải sát này.

Phá Não Sát: “Ngôi nhà gần với chỗ lõm giữa tòa nhà”

Một tòa nhà thấp nằm lọt thỏm giữa hai tòa nhà cao giống như lưỡi đao bổ đôi phần đầu, ngôi nhà thấp nhỏ đã phạm phải sát này.

**Nguy hại do hung sát**: Người phạm phải sát này dễ mắc các bệnh về đầu, về mặt công việc dễ đứt gánh giữa đường, khó đạt thành tưu.

**Phương pháp hóa giải**: Đặt Sơn hải trấn hoặc Thái sơn thạch cảm đương trong phòng khách.

**Ví dụ hình 1**: Nếu chiều rộng khoảng không của tòa nhà tương đối lớn như hình này thì tính nguy hại của sát này khá nhỏ.

**Ví dụ hình 2**: Nếu chỗ lõm của tòa nhà giống như hình lưỡi dao, có góc nhọn cắt xuống sẽ tăng thêm tính nguy hại của sát này.

**Ví dụ hình 3**: Sát này giống như Cô độc sát sẽ được giới thiệu ở phần sau, điểm khác nhau nằm ở chỗ: ngôi nhà ở giữa sát và hai bên liền thành một thể, hơn nữa vị trí “miệng dao” dựa lên trên, còn ngôi nhà ở giữa Cô độc sát độc lập, hơn nữa vị trí dựa xuống dưới.

**Ví dụ hình 4**: Sát này nhằm vào các vật thể kiến trúc có người ở lại trong thời gian dài như chung cư, văn phòng làm việc….. Nếu sân vận động phạm phải sát này thì không có gì nguy hại.

Cô Độc Sát: “Hai tòa nhà lớn kẹp một tòa nhà”

Hai bên nhà liền kề với hai vật thể kiến trúc cao lớn, hai tòa nhà lớn kẹp một tòa nhà nhỏ, ngôi nhà bị kẹp ở giữa đã phạm phải sát này.

**Nguy hại do hung sát**: Chủ nhà phạm phải sát này thường nghèo đói, phá tài cô độc.

**Phương pháp hóa giải**: Đặt động thạch anh tím vào trung tâm nhà để làm chỗ dựa vững chắc.

**Ví dụ hình 1**: Cô độc sát, Thiên trảm sát và Phá não sát rất giống nhau, điểm khác nhau ở chỗ: khoảng cách giữa hai tòa nhà đủ nhỏ, hơn nữa đối diện với nhà mình gọi là Thiên trảm sát, vết nứt của vật thể kiến trúc lệch về phía trên gọi là Phá não sát. Nếu khoảng cách khá lớn, hơn nữa vết nứt lệch xuống dưới, tức là sát này.

Cô Phong Sát: “Tòa nhà rất cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc”

Phía trước, sau, trái, phải của một tòa nhà cao lớn đều không có chỗ dựa vững chắc, xung quanh chỉ có vật thể kiến trúc thấp nhỏ. Đó được gọi là “một tòa nhà cao ngạo mạn” “gió thổi vào đầu, con cháu sầu”.

**Nguy hại do hung sát**: Người trong tòa nhà này dễ có cảm xúc không ổn định, không nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, con trai con gái không hiếu thuận hoặc phải đi xa.

**Phương pháp hóa giải**: Treo Sơn hải trấn trong phòng khách, hoặc dùng các vật trang trí bằng nước lưu động, hoặc đặt bể cá trong phòng.

**Ví dụ hình 1**: Tòa nhà phạm phải sát này càng cao, hoặc tòa nhà gần nó càng thấp thì tính nguy hại của sát này càng nặng.

**Ví dụ hình 2**: Cô phong sát có điểm giống Kiều sát, điểm khác nhau nằm ở chỗ: Tòa nhà thấp gần với tòa nhà đặc biệt cao phạm phải sát này chính là Kiều sát, mà bản thân tòa nhà cao đơn độc này phạm phải sát chính là Cô phong sát.

Phi Nhẫn Sát: “Vật có hình lưỡi dao đi qua không gian”

Vật thể kiến trúc có vật giống như lưỡi dao bay qua nó, ngôi nhà bị lưỡi dao này cắt đã phạm phải sát này.

**Nguy hại do hung sát**: Thành viên trong gia đình dễ xuất hiện các chứng đau hoặc chảy máu, cũng có thể dẫn đến phá tài, sự nghiệp gặp trở ngại.

**Phương pháp hóa giải**: Đặt một mặt gương đồng có mặt lồi bát quái đối diện với vị trí sát khí này, hoặc đặt vào đó một hồ lô đồng.

**Ví dụ hình 1**: Tường bên này giống lưỡi dao cắt ngang ngôi nhà, nhưng không xuyên qua, vì thế tính nguy hại khá nhỏ.

**Ví dụ hình 2**: Ngôi nhà này giống như bị lưỡi kiếm xuyên thẳng qua, vì thế tính nguy hại khá lớn.